Trật khớp cổ tay – nguyên nhân và cách điều trị

Trật khớp cổ tay là một trong những chấn thương phổ biến mà các vận động viên và những người thường xuyên chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… thường gặp phải, chiếm từ 3% đến 9% các trường hợp chấn thương thể thao.

Khái niệm trật khớp cổ tay

Trật khớp cổ tay là một trong những chấn thương phổ biến ở các vận động viên thể thao

 Trật khớp cổ tay là tình trạng khớp cổ tay bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây triệu chứng sưng đỏ, đau đớn dữ dội tại khu vực bị ảnh hưởng.

 Trật khớp cổ tay xảy ra do các tổn thương hoặc rách mạng lưới dây chằng ở cổ tay – vị trí kết nối hệ thống 8 xương nhỏ của cổ tay. Người bệnh bị trật khớp cổ tay thường do nguyên nhân ngã ở tư thế dang rộng tay để chống đỡ cơ thể, bên cạnh đó các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá và các tiếp xúc trực tiếp nhiều với bàn tay đều làm tăng nguy cơ trật khớp cổ tay. Tình trạng xảy ra làm các xương cổ tay bị lệch khỏi vị trí ban đầu dẫn đến đau đớn và sai khớp.

Trật khớp cổ tay bao gồm một số loại như sau:

Trật khớp xương bán nguyệt: Vị trí xương bán nguyệt nằm ở trung tâm của cổ tay, tham gia vào hoạt động của cổ tay và cung cấp cấu trúc thượng tầng cho bàn tay. Trật khớp loại này làm cho xương bán nguyệt lệch khỏi vị trí ban đầu.

Trật khớp xương quanh nguyệt: Thường xảy ra khi tổn thương các dây chằng xung quanh cổ tay, dẫn đến sưng đỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

 Gãy Galeazzi: Thường xảy ra sau tai nạn ngã trực tiếp tác động đến cổ tay dẫn đến các cơn đau nặng ở cổ tay và các mô mềm xung quanh.

Gãy xương vùng cẳng tay: Xảy ra khi người bệnh ngã ở tư thế ngửa người hoặc tác động trực tiếp lên xương cẳng tay dẫn đến nứt, gãy.

Người bệnh bị trật khớp cổ tay có thể nằm trong 3 mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:
• Độ 1: Căng hoặc rách dây chằng cổ tay và có thể dẫn đến tình trạng bong gân;
• Độ 2: Một số dây chằng bị rách;
• Độ 3: Đầu xương lệch ra khỏi ổ khớp, một số dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Nguyên nhân gây trật khớp cổ tay

Trật khớp cổ tay xảy ra khi có các lực mạnh tác động lên cổ tay đột ngột hoặc liên tục gây tổn thương dây chằng. Khi dây chằng bị đứt, cổ tay sẽ không còn được bảo vệ, khiến phần đầu xương cổ tay bị lệch khỏi vị trí cố định trong ổ khớp, gây ra biểu hiện trật khớp.

Trật khớp cổ tay xảy ra khi có các lực mạnh tác động lên cổ tay đột ngột

Hầu hết những nguyên nhân gây trật khớp cổ tay có thể kể đến:

 Tác động của một lực mạnh lên cổ tay (khi té ngã dùng tay chống đỡ, khi nâng đỡ một vật quá nặng…).
 Vận động cổ tay sai cách như vặn, uốn, xoay cổ tay quá mức.
 Các hoạt động gây tổn thương dây chằng tiềm ẩn như vận động quá tay, tổn thương cổ tay nhiều lần và liên tục.
 Những người có tiền sử viêm khớp, mắc hội chứng ống cổ tay rất dễ bị trật khớp cổ tay.

Triệu chứng trật khớp cổ tay

Người bệnh bị trật khớp cổ tay có triệu chứng chính là các cơn đau dữ dội tại vị trí tổn thương, cơn đau ngày càng nghiêm trọng khi người bệnh cố gắng di chuyển cổ tay. Triệu chứng đau đớn khiến người bệnh luôn đặt ra câu hỏi liệu “trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi” và bệnh lý còn xuất hiện triệu chứng nào khác hay không. Thông thường, ngoài các cơn đau nhức dữ dội, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây:

 Sưng đỏ, căng cứng vùng cổ tay
 Cơn đau tăng lên nhiều khi cố gắng cử động cổ tay
 Cảm giác mềm khi sờ hoặc ấn vào da cổ tay
 Phạm vi cử động cổ tay bị giảm
 Cảm giác ngứa ran ở các ngón tay đặc biệt là ngón giữa, ngón cái và ngón trỏ
 Triệu chứng cứng khớp ngón tay đặc biệt là ngón cái
 Biến dạng cổ tay.

Chẩn đoán và chữa trị trật khớp cổ tay

Để chẩn đoán tình trạng bị trật khớp cổ tay, bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về hoàn cảnh xảy ra tổn thương ở cổ tay, tiến hành kiểm tra các dấu hiệu đặc trưng ở cổ tay, chẳng hạn như tình trạng sưng hoặc biến dạng khớp cổ tay.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể tiến hành làm thêm một số xét nghiệm hình ảnh để hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Các xét nghiệm thường được sử dụng bao gồm X-quang, MRI (có sử dụng thuốc cản quang), chụp cắt lớp vi tính (CT) để xác định tổn thương ở dây chằng, gân hoặc các mô mềm.
Từ các chẩn đoán trên, bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị trật khớp cổ tay phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị có thể kể đến như:

Nẹp, cố định khi bị trật khớp cổ tay

Nhiều trường hợp bị trật khớp cổ tay có thể được điều trị bằng cách nẹp và cố định khớp cổ tay.
 Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám và nắn lại khớp cổ tay sao cho chúng nằm đúng vị trí. Sau đó dùng nẹp chuyên dụng để cố định cổ tay, tránh trường hợp bệnh nhân di chuyển khớp cổ tay nhiều dẫn đến vết thương lâu lành, khó lành. Tùy vào vị trí và tình trạng cụ thể bị tổn thương mà bác sĩ sẽ quyết định có nên cho bệnh nhân đeo đai cố định (sử dụng dây buộc trên cổ để cố định cổ tay phía trước ngực) hay không.
 Với những trường hợp nẹp cổ tay tương đối hở thì bệnh nhân được khuyến khích là nên chườm thêm nước đá để nhanh hồi phục hơn. Chườm đá vào cổ tay để giảm sưng và đau sau khi bị chấn thương cổ tay. Chườm đá trong 20 – 30 phút mỗi lần và sau mỗi 3 – 4 giờ trong 2 – 3 ngày hoặc cho đến khi hết đau.
Điều trị bằng thuốc
Với những trường hợp tổn thương không quá nghiêm trọng, các bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc để bệnh nhân điều trị trật khớp cổ tay tại nhà.
Cụ thể, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen để giảm đau và giảm sưng. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể có một số tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, tá tràng. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe liên quan trước khi sử dụng thuốc.
Với cách điều trị trật khớp cổ tay tại nhà, bệnh nhân có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để cải thiện các tổn thương. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị trật khớp cổ tay bằng nẹp cố định

Điều trị trật khớp cổ tay bằng phẫu thuật

Với những trường hợp trật khớp cổ tay nghiêm trọng hoặc các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả như mong muốn thì bác sĩ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Nếu không, trật khớp cổ tay có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng đến dây chằng, gân hoặc các mạch máu ở cổ tay.
Phẫu thuật trật khớp cổ tay thường được thực hiện bằng cách nối các xương lại vị trí bình thường, cải thiện các vấn đề ở dây chằng hoặc các tổn thương ở các cấu trúc xung quanh cổ tay.
Ở hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ tạo một đường rạch ở cổ tay để lộ khớp và điều chỉnh khớp trở lại vị trí ban đầu. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng các phần cứng như ghim, vít hoặc dụng cụ khác nhằm cố định khớp từ bên ngoài. Tuy nhiên điều này có nguy cơ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu hoặc làm.

Tập vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị quan trọng trong việc giúp phục hồi nhanh và điều chỉnh cổ tay lại vị trí ban đầu. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ khuyến khích người bệnh tập luyện nhằm tăng cường độ bám, sức mạnh của các cơ bắp ở cổ tay.
Các bài tập thường được đưa ra nhằm điều trị tình trạng trật khớp cổ tay:
 Gập tay: Người bệnh gập cong cổ tay về phía trước cho đến khi có cảm giác căng nhưng không đau rồi giữ yên tư thế này trong 6 giây, lặp lại 10 lần. Sau đó nghỉ ngơi 30 giây và thực hiện lại các động tác trên.
 Uốn cong cổ tay: Người bệnh uốn cong cổ tay từ bên này sang bên kia đến khi cảm thấy căng nhưng không đau và giữ yên tư thế trong 5 giây và thực hiện trong 2 hiệp với 15 lần mỗi hiệp.
 Mở rộng cổ tay: Động tác này yêu cầu cổ tay uốn cong về phía sau đến khi cảm thấy căng nhưng không đau thì giữ yên trong ít nhất là 6 giây và thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần.
 Kéo gập cổ tay: Giữ thẳng khuỷu tay với lòng bàn tay hướng lên trên. Sau đó người bệnh sử dụng tay còn lại nắm các ngón tay và kéo theo hướng xuống phía dưới để làm giãn cổ tay. Giữ yên tư thế này trong 30 giây.
Có thể dùng băng thun, băng ép hoặc băng vải bao quanh vùng khớp bị tổn thương. Cách này giúp giảm sưng, giảm đau, tạo điều kiện giúp vùng khớp bị tổn thương phục hồi tốt hơn.

Khuyến Nghị

Điều trị càng sớm phác đồ càng đơn giản và hiệu quả nhanh. Nên đi thăm khám bác sỹ khi có những triệu chứng đầu tiên như: thấy đau thắt lưng, đau xương cùn cụt khi ngồi lâu, nóng, ngứa ran và tê bì dọc một bên chân giống như kiến cắn, đi lại, ho, hắt hơi thấy đau…

Tại Mỹ và các nước Châu Âu, phương pháp nắn chỉnh cột sống luôn là giải pháp được khuyên lựa chọn đầu tiên bởi hiệu quả tốt và an toàn, không dùng thuốc, không tác dụng phụ. Hầu hết các vận động viên thể thao đều có bác sĩ riêng để chăm sóc hệ xương khớp cột sống. Ngay cả những người dân bình thường cũng có thói quen nắn chỉnh cột sống định kỳ, điều chỉnh những sai lệch nhỏ nhất ngay ở thời điểm mới phát hiện, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh về đau thần kinh tọa và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Trung tâm Y khoa Chiropractic với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm về ấn nắn tác động cột sống điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp đã và đang giúp nhiều bệnh nhân chặn đứng các cơn đau, điều trị từ gốc bệnh, phục hồi tổn thương bằng cách kết hợp Y học Cổ truyền, phục hồi toàn diện chức năng vận động. Đồng thời, các bài tập tại nhà được các bác sỹ trực tiếp hướng dẫn giúp bệnh nhân duy trì lâu dài hiệu quả trị liệu, không tái phát bệnh.  

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẬT KHỚP CỔ TAY Ở ĐÂU HIỆU QUẢ

Trung tâm y khoa Chiropractic tọa lạc tại 102 Hùng Vương Phường 1, Q.10, TP.HCM là một địa chỉ chữa bệnh về cơ xương khớp có uy tín tại TP.HCM. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp hiện đại ấn nắn tác động cột sống, đưa các khớp về đúng vị trí, lưu thông mạch máu và dứt điểm chèn ép dây thần kinh phòng khám còn sử dụng Y học cổ truyền đả thông kinh lạc, đưa dưỡng chất vào huyệt đạo nuôi dưỡng, phục hồi chức năng sụn khớp giúp kết quả điều trị toàn diện nhất. 

1. Đội ngũ bác sĩ giỏi:

Quy tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm với tinh thần trách nhiệm cao. Luôn đem việc chữa trị cho bệnh nhân là mục tiêu hàng đầu, sẵn sàng giải đáp chính xác những thắc mắc của bệnh nhân.

Đội ngũ Bác Sĩ giàu kinh nghiệm tại Trung Tâm Y Khoa Chiropractic

2. Trang thiết bị, cơ sở hiện đại:

Được đầu tư trang thiết bị y tế bài bản, góp phần giúp việc khám và chữa trị các bệnh về xương khớp đạt hiệu quả cao.

Cơ sở y tế đúng qui chuẩn, không gian thoáng đãng luôn tạo cảm giác thoải mái nhất cho bệnh nhân.

Điều trị cơ xương khớp bằng phương pháp Chiropractic

3. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp:

 Phòng khám xây dựng quy trình khám bệnh đơn giản, khoa học tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.

 Xây dựng hệ thống >>Tư vấn trực tuyến<< hoạt động liên tục 24/24, hỗ trợ hiệu quả công tác đặt lịch hẹn và tư vấn bệnh lý cho người bệnh.

Làm việc cả tuần bao gồm cả ngày chủ nhật, giúp người bệnh có thể chủ động sắp xếp thời gian thăm khám thích hợp.

Để tiến hành bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp bệnh nhân có thể đến tại Trung tâm Y khoa Chiropractic – Phòng khám Y dược Cổ truyền An Nam để được khám và chữa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bệnh nhân hãy nhấp chuột vào bảng chat phía dưới.

Kết quả điều trị của bệnh nhân bằng phương pháp Chiropractic

>>>Tham khảo thêm tại Facebook: Chiropractic cơ xương khớp

TRUNG TÂM Y KHOA CHIROPRACTIC

  • Địa chỉ: 102 Hùng Vương Phường 1, Q.10, TP.HCM
  • Điện thoại: 076 2282786 – 0828 627555
  • Thời gian làm việc: Nhận bệnh nhân tới 20H00

Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật.

 

 

 

môi trường phòng khám

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Hotline
0909 777 777

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Tư vấn
Chat với bác sĩ

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Đăng ký
Đặt lịch khám

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Hỗ trợ
Chỉ dẫn đường

x

    x